Đèn LED là một trong các biện pháp thiết yếu chống thay đổi khí hậu Hà Nội

Posted by at 30 Tháng Sáu, at 09 : 20 Sáng

Đèn LED là một trong các biện pháp thiết yếu chống thay đổi khí hậu Hà Nội

Trồng cây xanh, làm sống lại các dòng sông, đào hồ, tiết kiệm năng lượng… là những biện pháp thủ đô thực hiện để bảo vệ môi trường.

Cuối tuần qua, tại các buổi tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng và Đống Đa cùng đơn vị bầu cử số 2 đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung đã thông báo thành phố đã có kế hoạch dài hạn và đang thực hiện về 5 giải pháp cải thiện môi trường.

Giải pháp thứ nhất, thành phố sẽ tổ chức duy tu, duy trì 104 hồ trữ nước. Để làm sạch nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã được khởi công và phấn đấu đi vào hoạt động từ năm 2019. “Khi đó khoảng 80% nước thải tại các quận Đống Đa, Thanh Xuân và một phần huyện Thanh Trì sẽ được xử lý”, ông Chung nói.

Nhà máy xử lý nước ở Hồ Tây sẽ được đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất lên 160.000m3/ngày đêm để đáp ứng xử lý nước khu vực hồ Tây và vùng phụ cận. Thành phố phấn đấu đến năm 2019, toàn bộ nước thải các quận nội thành cơ bản dc xử lý, “khi đó mới hy vọng nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ sạch”.

Thứ hai, từ năm 2016, toàn bộ công trình thành phố phê duyệt phải sử dụng đèn led để tiết kiệm điện. Khoảng 278.000 đèn đường LED chiếu sáng công cộng đang sử dụng trên các trục đường giao thông, các tuyến đường thôn xóm, thành phố kêu gọi các nhà đầu tư thay thế bằng đèn led.

“Nếu chúng ta thay thế xong, sẽ tiết kiệm được 2/3 lượng điện tiêu thụ cho chiếu sáng công cộng. Hiện mỗi năm, thành phố chi khoảng 340 tỷ đồng cho duy tu duy trì, tiền điện chiếu sáng nơi công cộng”, Chủ tịch Hà Nội thông tin.

Thứ ba, thủ đô mỗi ngày thải 4.500 đến 5.500 tấn rác thải, để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm, cuối tháng 4 vừa qua, nhà máy đốt rác phát điện được khánh thành.

Hà Nội đang tiếp nhận 3 hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài muốn xây dựng nhà máy xử lý rác thải với công nghệ đốt và phát điện ở Nam Sơn, Xuân Sơn, Đồng Ké. Thành phố đề xuất thêm một điểm ở Thanh Trì. Với những giải pháp trên, cuối 2019 toàn bộ rác thải sẽ được thu gom xử lý xử lý triệt để chứ không phải chôn lấp như hiện nay.

Thứ tư, giai đoạn 2016-2020, thành phố sẽ xây thêm 25 công viên và trong các công viên đào thêm 25 hồ. Hiện đã đào được thêm 4 hồ (Bắc Mai Dịch, hồ công viên Nhân Chính, hồ công viên CV1 đã khởi công, hồ Trung Văn).

Hiện, Hà Nội đã xử lý ô nhiễm tại 122 hồ. Với hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm, thành phố đang xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cùng các cơ quan chuyên ngành để xử lý bùn và ô nhiễm.

“Hà Nội vừa trải qua đợt nắng nóng cao độ, hơn 45 độ C, đây là đợt nắng nóng bất thường mà 40 năm Hà Nội mới gặp lại. Nguyên nhân nắng nóng còn có nguyên nhân từ việc lấp ao hồ và vấn đề cây xanh”, Chủ tịch Hà Nội nêu.

Thứ năm, với chương trình trồng một triệu cây xanh, từ 1/1/2016 tới nay, thành phố đã trồng được 320.000 cây xanh.

Theo lãnh đạo thủ đô, tính trung bình hiện nay, một người dân Hà Nội có 6,7-6,8m2 cây xanh. Thành phố phấn đấu tới năm 2020, diện tích cây xanh đạt từ 10-11 m2/người.

“Theo các nhà khoa học nếu một đô thị có mật độ cây xanh 9-10 m2/người sẽ giảm được 1-1,5 độ C trong những ngày nắng nóng”, ông Chung nói.

Chỉ sau một năm thực hiện chương trình trồng mới một triệu cây xanh, hàng trăm nghìn cây xanh đã được trồng tại nhiều đường, phố. Ảnh: Ngọc Thành.

Theo Chủ tịch Hà Nội, với những giải pháp đồng bộ nêu trên, cộng với ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả của người dân, hy vọng môi trường thủ đô sẽ xanh sạch và thích ứng được biến đổi khí hậu.

Võ Hải