Cận cảnh 7.000 chiếc đèn LED chiếu sáng bức tranh 500m2 ở Vatican

Posted by at 7 Tháng Bảy, at 10 : 26 Sáng

Cận cảnh 7.000 chiếc đèn LED chiếu sáng bức tranh 500m2 ở Vatican

Đất nước Vatican là một điểm đến cực kỳ thú vị, đất nước rộng 0,44km2 này với hơn 1.000 dân sinh sống, một đất nước của rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại, sau đây chúng ta sẽ điểm danh 10 đặc điểm mà chỉ có ở Vatican

7.000 chiếc đèn LED chiếu sáng bức tranh 500m2

Vatican đã lắp khoảng 7.000 bóng đèn Led  một cách tinh tế để chiếu sáng bức tranh hơn 500m2 của nghệ sĩ Michelangelo vẽ trên trần nhà nguyện Sítine, họ lắp đèn tỉ mỉ mới mức mà ta chỉ thấy được bức tranh sáng lung linh mà những bóng đèn LED được giấu nhẹm đi như chưa từng xuất hiện. Nhờ thế mà tác phẩm đã dễ nhìn hơn rất nhiều trong lịch sử 500 năm tồn tại của mình, các chi tiết rõ nét tới mức mọi người vào chiêm ngưỡng đều bị choáng ngợp ở ngay cả cái nhìn đầu tiên

den-led-vatican-1

Bức tranh trên tường được lưu giữ hàng thế kỷ – Ảnh: Selectitaly

1. Vatican là nơi những tên trộm đến cầu nguyện

Với tỉ lệ phạm tội 1,5 trên đầu người, Vatican city có tỉ lệ người vi phạm pháp luật cao nhất trên thế giới. Tất nhiên là không phải các công dân của đất nước này gây ra mà là đám đông du khách chính là miếng mồi béo bở cho các tay móc túi. Vấn đề khá nan giải là Vatican không có nhà tù và chỉ có 1 quan tòa duy nhất. Hầu hết các vụ án sẽ được đưa sang Ý để giải quyết theo một hiệp định ký kết giữa hai quốc gia. Luật của Vatican cũng dựa trên nên luật của Ý với một vài bổ sung liên quan đế việc nạo phá thai và li dị. Hầu hết các quốc gia trên thế giới có luật ly hôn trừ Philippines (ngay cả các quốc gia hồi giáo người ta cũng có quyền này) và Vatican. Tại hai quốc gia này, người dân chỉ được chấp thuận cho việc kết hôn.

den-led-vatican-2

Vatican, đất nước của các giáo hoàng

3. Vatican rất nhanh nhạy với công nghệ số

Giáo hoàng Benedict XVI thường xuyên gửi tin nhắn (text message) với nội dung là các bài giảng vào điện thoại cho những ai đăng ký nhận tin trên khắp thế giới. Năm 2009 Vatican còn mở cả một kênh YouTube để kết nối với nhiều con chiên và người quan tâm. Họ còn có cả phần mềm cho iPhone bao gồm nhiều ngôn ngữ. Không chỉ dừng ở đó, Vatican sở cho lắp đặt hệ thống những tấm pin năng lượng mặt trời trên mái giảng đường của giáo hoàng Paul VI trong một phần tham gia vào hoạt động chống lại sự thay đổi môi trường. Hệ thống thư viện điện tử của họ cũng đang được hoàn thiện.

4. Vatican được bảo vệ bởi lính gác từ Thụy Sĩ

Trở lại những năm 1500, quận đội Thụy Sĩ được xem là một trong những đội quân thiện chiến và được trang bị vũ khí tân tiến nhất thời bấy giờ như những cây kích (kết hợp của rìu và giáo). Bộ binh của họ nổi tiếng bởi nhiều chiến thắng trên lưng ngựa, tính kỉ luật cao và tinh nhuệ. Sau khi giáo hoàng Julius II chứng kiến trận chiến của họ khoảng 500 năm trước, ông bắt đầu mời một số lính trở thành vệ sỹ riêng. Từ đó lính Thụy Sĩ duy trì là người bảo vệ giáo hoàng và cả Vatican cho đến ngày nay. Họ cũng đã từng hy sinh ¾ số lượng khi bảo vệ giáo hoàng Clement VII trong một cuộc bạo loạn ở thành Rome năm 1527.

Ngày nay công việc thường ngày của các lính gác Thụy Sĩ là diện những trang phục từ thời phục hưng, cầm khiên, đi tuần và đôi khi cũng là một phần nét đặc sắc trong mắt du khách khi đến Vatican. Khi những vệ sỹ thật sự bảo vệ giáo hoàng, họ sẽ đổi các trang phục đơn giản hơn và mang theo vũ khí thật sự.

2. Vatican là nơi bạn có thể đọc thư của giáo hoàng

Những di sản của Vatican không thật sự còn là bí mật kể từ khi giáo hoàng Leo XIII lần đầu tiên cho các học giả đến khám phá năm 1881. Ngày nay, điều này còn dễ dàng hơn nữa, người ngoài (du khách) đã có thể ngắm nhìn hấu hết những thư từ của các giáo hoàng trong vòng 1.000 năm trở lại mặc dù có 1 vấn đề là du khách phải biết chính xác mình đang nhìn thấy gì.

Lá thư nổi tiếng nhất có thể kể đến thư của Henry VIII yêu cầu mối lương duyên của ông và Catherine chấm dứt nhưng bị giáo hoàng Clement VII từ chối. Vua Henry sau này li dị Catherine và cưới Anne Boleyn (và cả 4 người phụ nữ sau đó nữa), điều này dẫn đến một số rạn nứt giữa Rome và giáo hội Anh.

5. Vatican không có phó giáo hoàng

Một khi đức cha nào trở thành giáo hoàng, ông sẽ trở thành người lãnh đạo của giáo hội Thiên Chúa Giáo và trở thành người đại diện của Chúa trời trên thế giới. Theo toàn án tối cao, ông có thể từ ngôi trước khi mất nhưng điều này thường ít xảy ra. Cũng không ai có thể thay thế Giáo hoàng để làm những buổi lễ mà ông phải chịu trách nhiệm thực thi. Dù các quốc gia khác có phó thủ tướng, phó tổng thống nhưng ở Vatican bạn sẽ không nghe thấy danh xưng “phó giáo hoàng” bao giờ cả.

6. Vatican là quốc gia duy nhất có máy ATM bằng tiếng Latin

Institute for Works of Religion hay còn được gọi là ngân hàng Vatican là ngân hàng nằm trong lãnh thổ Vatican và có thể kết nối các hoạt động tài chính trên khắp thế giới. Ngân hàng có máy ATM với cả bảng chữ màn hình là tiếng Latin, có thể xem là độc nhất trên thế giới. Đây là một trong những biểu tượng của Holy See (tòa thánh Vatican) trong việc gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ. Giáo hoàng Benedict XVI là người rất có đam mê trong việc làm sống lại chữ Latin và thường xuyên sử dụng công khai những đoạn hội thoại thân mật bằng tiếng Latin.

Tổ chức mang tên Latin Foundation của Vatican cũng đa cố gắng giữ ngôn ngữ này tồn tại bằng cách dịch nhiều văn bản sang tiếng Latin. Năm 2003, họ xuất bản từ điển gồm cả những từ mà chỉ ngày nay mới xuất hiện như giờ cao điểm “Rush hour” (tempus maximae frequentiae) hay máy rửa bát –  “dishwasher” (escariorum lavatory).

7. Vatican và vấn đề kinh tế

Vatican cần hàng trăm triệu đô la hàng năm để hoạt động. Rất nhiều ngân quỹ phải được dùng để duy trì những đại sứ quán và chi trả các chuyến đi của giáo hoàng, giữ gìn cách công trình cổ, tặng quà, ủng hộ cho các nhà thờ, trường học và trung tâm chăm sóc sức khỏe. Vậy những số tiền đó ở đâu? Các tín đồ quyên góp từ những xứ đạo địa phương và đóng góp khoảng 100 triệu đô la mỗi năm cho Vatican. Ngoài ra những thu nhập từ bán sách, vé vào cửa bảo tàng, tem, quà lưu niệm cũng góp phần đáng kể cho kinh tế Vatican. (Đừng quên mua cho mình những đồng Euro Vatican phiên bản giới hạn khi bạn đến Vatican nhé).

Vatican cũng đôi khi bị ảnh hưởng của kinh tế ví dụ như cuối năm 2007 khi đồng Đô-la Mỹ bị suy yếu. Giáo hoàng khi ấy cũng đã quyết định yêu cầu tổng biên tập tờ L’Osservatore Romano thêm “gia vị” cho tờ báo với nhiều hình ảnh hơn và những thông tin và câu chuyện trên gắp thế giới như một phần tăng số lượng phát hành cũng như quảng bá Vatican.

9. Vatican và Galileo

Galileo từng được bị giam lỏng tại nhà cho đến khi qua đời năm 1642. Ông là người nổi tiếng với quan điểm trái đất không phải là trung tâm của vũ trũ và từng bị giáo hội công giáo Roma lúc đấy phản đối kịch liệt. Vatican đã thừa nhận rằng họ đã sai vào năm 1992.

10. Vatican và các đại sứ, lãnh sự quán

Vì diện tích chật hẹp của Vatican nên các đại sứ của các quốc gia khác tại Vatican được đặt trong lãnh thổ của Ý theo một văn bản thoản thuận. Đại sự quán Ý tại Vatican vì thế cũng rất đặc biệt khi được đặt ngay trên nước Ý.