Thiết kế và lắp ráp đèn LED thiết bị giám sát dòng điện của tụ bù
Posted by admin at 27 Tháng Mười, at 09 : 51 Sáng
Vừa không phải trèo cao, vừa không lo bị điện giật, vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà vẫn nắm bắt được tình trạng làm việc của thiết bị, đó là những tính năng ưu việt của sáng kiến “Thiết kế và lắp ráp thiết bị giám sát dòng điện tụ bù” của tác giả Nguyễn Văn Nam, Phó Phòng Kinh doanh điện năng, Công ty Điện lực Bắc Ninh.
Hiện nay, trên lưới điện hạ áp của Bắc Ninh có gần 2.000 tủ tụ điện bù công suất phản kháng (hay còn gọi là tủ tụ bù). Tác dụng của thiết bị này là bù công suất phản kháng để điều chỉnh điện áp tại các nút phụ tải và làm giảm tổn thất điện năng. Hầu hết các tụ bù lắp trước năm 2014 đều nối cố định vào đường dây điện dẫn đến việc bù kém hiệu quả vì có lúc sẽ bù thừa. Để giải quyết vấn đề đó, năm 2014, các bộ tụ điện được bù động bằng việc lắp đặt thêm hệ thống rơ le điều khiển thời gian. Lúc này tụ bù sẽ được tự động đóng vào giờ cao điểm và tự động ngắt vào giờ thấp điểm.
Tuy nhiên, các tủ tụ bù được lắp gần ngọn cột điện nên rất khó khăn trong việc kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị. Dẫn đến nhiều tụ điện hết dung lượng hoặc rơ le điều khiển thời gian bị hư hỏng nhưng đơn vị quản lý vẫn không phát hiện được dẫn đến mất bù hoặc bù không đúng thời gian định trước. Khi kiểm tra tình trạng làm việc của tụ bù, nhóm công nhân phải lập phiếu công tác, sau đó trèo lên cột điện để kiểm tra các thiết bị đóng cắt và đo dòng điện tụ bù. Phương pháp kiểm tra này có nhiều nhược điểm như: phải trèo lên cột điện qua nhiều chướng ngại vật nên tiêu tốn sức lao động; có thể bị ngã hoặc có thể bị điện giật do sơ ý chạm vào phần đang mang điện…
Để khắc phục các nhược điểm trên, năm 2015, nhóm tác giả sáng kiến (do ông Nguyễn Văn Nam chủ trì) đã nghiên cứu và áp dụng thành công giải pháp “Thiết kế và lắp ráp thiết bị giám sát dòng điện tụ bù”. Thiết bị được lắp thêm vào tủ tụ bù là 1 bộ cảm biến dòng điện có điện áp đầu ra là 10VDC, cung cấp điện cho 1 đèn LED có công suất 1W. Lúc này, khi tụ bù vận hành thì đèn LED sáng và ngược lại, tụ bù không vận hành hoặc hư hỏng thì đèn LED không sáng.
Khi áp dụng sáng kiến này, người vận hành chỉ cần đứng dưới mặt đất nhìn lên tủ tụ bù mà vẫn biết được tụ có làm việc hay không, rơ le thời gian có làm việc đúng giờ hay không. Theo tính toán, sáng kiến đã làm lợi về mặt nhân công ước tính gần 2 tỷ đồng mỗi năm, chưa kể các lợi ích khác như bảo đảm an toàn lao động cho công nhân vận hành và ổn định chất lượng điện năng cho khách hàng sử dụng điện.
Bài, ảnh: Công Quang
- Sử dụng đèn LED cho hiệu quã tiết kiệm điện cao
- Nhiệt độ màu của đèn LED là gì
- Container trồng rau bằng đèn LED thử nghiệm tại Nam Cực trước khi đưa lên Sao Hỏa
- 1001 cách decor phòng ngủ với LED
- Bố trí đèn LED cho nhà cấp 4 có gác lửng
- Tiết kiệm 1 tỷ đô la tiền điện?
- Trồng phong lan dưới ánh đèn LED
- Graphene: chìa khóa mới cho công nghệ đèn LED
- Bày đèn LED phòng ngủ theo cách người Mỹ
- Những ổ bánh mì đèn LED cho chủ nhà yêu nấu nướng
- Đèn LED là một trong các biện pháp thiết yếu chống thay đổi khí hậu Hà Nội
- Đà Nẵng vào top thành phố rực rỡ nhất thế giới
- Đèn LED mở lối đi mới cho công nghệ in-vitro tại Việt Nam
- Đèn LED nghệ thuật với những kết cấu hình học
- bóng đèn Graphene nâng cấp công nghệ LED
- Đèn LED – Giải pháp tối ưu cho sản xuất phim ngắn
- Cận cảnh 7.000 chiếc đèn LED chiếu sáng bức tranh 500m2 ở Vatican
- Tông đèn LED xanh dương cho căn hộ 51m2 sang chảnh
- Đèn LED – bước đột phá trong công nghệ chiếu sáng
- Vì sao không nên bật tắt nhiều đèn phóng điện?