Đại học California chế tạo màng dẻo tương tác với áp lực bằng đèn LED

Posted by at 25 Tháng Mười Hai, at 10 : 01 Sáng

Đại học California chế tạo màng dẻo tương tác với áp lực bằng đèn LED

Một nhóm các kỹ sư tại đại học California, Berkeley đã vừa tạo ra một tấm nhựa dẻo mỏng chứa mạng lưới cảm biến tương tác bằng đèn LED. Họ gọi phát minh này là “da điện tử” hay e-skin và nếu áp lực đặt lên e-skin càng nhiều thì đèn LED sẽ càng sáng.

“Da điện tử” hay còn được gọi là “E-skin”  được phát triển dựa trên một nghiên cứu trước đó của UC Berkeley về một da nhân tạo bằng sợi nano. Theo các kỹ sư, bên cạnh việc mang lại cho những con robot khả năng cảm nhận xúc giác tốt hơn, công nghệ e-skin còn có thể được dùng để tạo ra những thứ như giấy dán tường hoạt động như màn hình cảm ứng, bảng khí cụ cán mỏng cho phép tài xế điều chỉnh điện tử bằng việc vẫy bàn tay hay thậm chí băng gạc thông minh giúp theo dõi các dấu hiệu sống của bệnh nhân theo thời gian thực.

Để tạo ra e-skin, các nhà nghiên cứu đã cho lắng đọng một lớp polymer mỏng bên trên một phiến silicon, sau đó họ sử dụng các kỹ thuật sản xuất bán dẫn thông thường để xếp lớp một bóng bán dẫn, đèn LED hữu cơ và một cảm biến áp lực lên nhau. Cuối cùng, lớp nhựa được bóc tách ra khỏi phiến silicon, để lại một tấm phim mỏng duy nhất với hệ thống cảm biến được tích hợp bên trong. Nguyên mẫu hiện tại của e-skin là một ma trận gồm 16 x 16 cảm biến với độ tương tác cao, thời gian tương tác chỉ 1 mili giây.

Hiện tại, các kỹ sư đang nghiên cứu một phiên bản tiên tiến hơn của các cảm biến để chúng có thể phản hồi với nhiệt độ và ánh sáng tương tự như áp lực. Đây là một bước tiến mới trong công nghệ nói chung cũng như thế giới chiếu sáng nói riêng.