GravityLight – đèn thông minh sáng bằng “gạch, đá”
Posted by admin at 12 Tháng Sáu, at 15 : 52 Chiều
Thiết bị này hoạt động dựa trên trọng lực của trái đất, nghĩa là nó hoàn toàn miễn phí, không cần điện, không cần pin.
Thế giới công nghệ đang thay đổi từng ngày và chúng ta là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển đó. Nhưng trên hành tinh này, vẫn còn hơn 1 tỉ người không được sử dụng điện, tức là không máy tính, không điện thoại, không tivi,… Đa số người dân ở các nước đói nghèo Châu Phi vẫn đang phải đối với mặt tình trạng này.
Nhưng hãy khoan bàn đến những thứ xa xôi đó, lúc mặt trời lặn thì những con người khốn khổ này vẫn phải sử dụng nến, đèn dầu hoặc thậm chí là đom đóm thay cho đèn điện. Vậy có cách nào để tạo ra ánh sáng mà không cần điện, ắc quy hay pin năng lượng mặt trời không?

Để giải quyết vấn đế này, 2 nhà phát minhi London là Jim Reeves và Martin Reddiford đã thiết kế ra GravityLight – chiếc đèn thông minh. Thiết bị này hoạt động dựa trên trọng lực của trái đất, nghĩa là nó hoàn toàn miễn phí, không cần điện, không cần pin.
Bên trong GravityLight là hệ thống phức tạp bao gồm nhiều ròng rọc và hoạt động theo cơ chế băng chuyền. Ban đầu, người dùng sẽ gắn một vật (ở đây là chậu đá) có trọng lượng khoảng gần 12 kg vào sợi dây và kéo nó lên. Sau đó, dưới tác dụng của trọng lực vật này sẽ từ từ rơi xuống với tốc độ rất chậm bởi các mô-men xoắn có trong GravityLight . Điều này sẽ biến hệ thống trên thành chiếc máy phát điện DC với hàng nghìn vòng quay/phút và cung cấp năng lượng cho hệ thống đèn.

Với mô hình như trên, hệ thống đèn LED công suất thấp trên GravityLight sẽ sáng trong khoảng từ 20-30 phút và người dùng chỉ việc lặp lại công việc kéo vật lên. Nguồn năng lượng này tỉ lể thuận với trọng lực, nghĩa là với vật càng nặng và kéo lên càng cao, đèn sẽ sáng càng lâu.
Hiện tại 2 nhà phát triển trên đang nghiên cứu một phiên bản đèn mới với giá rẻ hơn nhưng sáng và lâu hơn. Bên cạnh đó, một chiến dịch quyên góp trên Indiegogo cũng đã được kêu gọi với mục đích xây dựng một dây chuyền lắp ráp GravityLight ở Kenya. Hi vọng trong tương lai, chiếc đèn này sẽ mang lại ánh sáng và văn minh của nhân loại tới các nước nghèo trên thế giới, nơi mà điện vẫn là một thứ xa xỉ với người dân của họ.
Tham khảo: indiegogo
- Những món không thể thiếu trong ngôi nhà phong cách hoàng gia cổ điển
- Căn hộ đơn giản mà vẫn sang trọng nhờ tường kính và đèn LED
- Đại học California chế tạo màng dẻo tương tác với áp lực bằng đèn LED
- Tạo bóng đèn nhỏ nhất thế giới từ vật liệu dày một nguyên tử
- LED – Thế hệ đèn tiết kiệm năng lượng
- Container trồng rau bằng đèn LED thử nghiệm tại Nam Cực trước khi đưa lên Sao Hỏa
- Đèn LED cho người đi xe đạp
- Hamilton rực rỡ dưới ánh đèn LED của Sakhir
- Giải pháp thiết kế chiếu sáng cho phòng ngủ
- “Khai tử” bóng đèn sợi đốt trên 60W từ năm 2013
- Thủy điện Sông Bung 2 đạt tiêu chí phát triển sạch
- Gợi ý dùng đèn LED cho từng không gian phòng
- Kisai Blade: Đồng hồ dùng đèn LED để báo giờ
- Phần lớn doanh nghiệp châu Âu chuyển sang đèn LED để giảm mức tiêu thụ năng lượng
- Hà Nội dùng ‘gậy tự sướng’ ghi tiền điện
- Tông đèn LED xanh dương cho căn hộ 51m2 sang chảnh
- Thí điểm gần 8000 bộ đèn đường LED tại An Giang
- CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG: “ĐƯỜNG KHÔNG HẸP, VẪN ÍT NGƯỜI ĐI”
- Khi máy in LED ra đời nó khác máy in laser điểm nào?
- Hệ thống đèn LED trong nhà máy Coca-Cola tại Việt Nam