Dùng nước muối để thắp sáng và sạc pin
Posted by admin at 17 Tháng Chín, at 09 : 22 Sáng
Phát kiến này đã được nữ kỹ sư chuyên về mạng xã hội Aisa Mijeno tình cờ nghĩ ra khi cô từng sống chung với những bộ lạc nghèo khó trong chuyến thám hiểm ở một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines. Ở những khu vực hẻo lánh ven biển này, cuộc sống của người dân dường như dừng lại sau khi hoàng hôn tắt nắng.
Để thắp sáng, họ phải dựa hoàn toàn vào những chiếc đèn dầu hoài cổ và thậm chí có nơi phải đốn củi để đốt lửa thắp sáng qua đêm. Tình cảnh ấy đã làm nảy sinh một câu hỏi trong Mijeno: “Tại sao không thể dùng chính nước biển vốn rất phong phú trong thiên nhiên để thay cho nhiên liệu thắp sáng truyền thống”? Và hôm nay, Salt LED chính là câu trả lời.
Nguyên mẫu mới nhất của Salt LED có kiểu dáng trông như một chiếc đèn măng-xông (manchon) nhưng gọn nhẹ hơn và ở phiên bản cuối cùng sẽ còn được cải thiện đáng kể về mặt kích cỡ, trọng lượng lẫn mẫu mã. Bạn có thể xách tay hoặc treo tường một cách dễ dàng.
Cách sử dụng của chiếc đèn LED độc đáo này rất đơn giản. Trước tiên, bạn hãy hòa tan 2 muỗng muối vào một ly nước rồi rót dung dịch này vào hộc chứa nằm ở phần đế của salt LED. Ngay lập tức, bóng đèn LED sẽ cháy sáng và dùng được liên tục trong 8 giờ liền/lần thay nước muối (có quang thông khoảng 90 lumens, tương đương với cường độ chiếu sáng của 7 ngọn nến cộng lại).
Những người đang sinh sống ở miền duyên hải có thể sử dụng cả nước biển để đổ trực tiếp vào Salt LED. Nếu không có nhu cầu chiếu sáng, bạn vẫn có thể sử dụng nguồn năng lượng này để sạc pin cho điện thoại thông qua cổng USB trên máy. Sau khi dùng xong, đổ hết nước muối ra ngoài và vệ sinh bằng nước sạch.
Nguyên lý hoạt động của Salt LED là dựa trên hiện tượng khi hai bản kim loại khác nhau được nhúng trong các chất điện phân thì điện năng sẽ được tạo sinh. Hiện tại, chi phí ước tính để sản xuất ra chiếc đèn LED thú vị này còn rất đắt so với mục tiêu dành cho người nghèo (khoảng 750.000 đồng). Tuy nhiên, Mijeno cho biết, công ty của cô sẽ tiếp tục tìm cách cải tiến sản phẩm để hạ thấp tối đa giá bán.
Phiên bản cuối cùng của Salt LED (ở giai đoạn sản xuất đại trà) sẽ có tuổi thọ từ 10 – 11 năm, chống thấm nước và chống sốc, có quang thông đến 350 lumens và tuổi thọ của hai bản kim loại sẽ lên đến nửa năm trước khi phải thay mới (gần 1.500 giờ thắp sáng).
Dự kiến, thông qua nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, trước mắt, công ty của Mijeno sẽ sản xuất và trao tặng khoảng 600 chiếc đèn LED này cho những bộ lạc nghèo khó ở Philippines. Và lô hàng đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2016.
Salt LED không phải là chiếc đèn LED đầu tiên trên thế giới dùng nước muối để thắp sáng bởi lẽ trước đó không lâu Green House đã tung ra thị trường sản phẩm mang tên Salt Water Powered LED Lantern với giá bán rẻ hơn Salt LED một chút (khoảng 650.000 đồng) tại địa chỉ rút gọn là http://goo.gl/daghsh. Tuy nhiên, bộ phận tạo sinh năng lượng của Salt Water Powered LED Lantern có tuổi thọ chỉ có 120 giờ dùng (ít hơn 10 lần so với SALt LED) và có quang thông kém Salt LED đến 7 lần.
- Đèn Led Ốp Trần Nổi lựa chọn hàng đầu cho chiếu sáng trong nhà
- Chọn đèn LED bảo vệ thị lực
- Giải pháp chiếu sáng cho hộ gia đình
- Đom đóm và ý tưởng giúp đèn LED tăng độ sáng
- Đèn LED giúp giảm khí thải nhà kính
- Đèn LED phát sáng nhờ… chậu cây.
- Giải Pháp chiếu sáng cho phòng khách, phòng sinh hoạt gia đình
- Giải pháp thiết kế chiếu sáng khu vực phụ
- Vì sao không nên bật tắt nhiều đèn phóng điện?
- Ánh đèn pha LED cho người dân nghèo bám biển
- Chiếc đèn LED tiện dụng nhất thế giới
- Những ngôi nhà siêu ấn trượng với đèn LED
- 6USD là bạn có ngay 1 bóng đèn LED và 1 nguồn điện mặt trời
- Bật mí những tuyệt chiêu tiết kiệm điện hiện đại
- Làm gì để “sống sót” qua mùa hè khi không có điều hòa?
- Giải Pháp chiếu sáng hành lang, ban công
- Tầm nhìn chiếu sáng bằng đèn LED tại Việt Nam đến năm 2025
- 2 loại đèn LED đang làm mưa làm gió trong chiếu sáng sân vườn
- Nhật Bản: đổi 2 đèn sợi đốt lấy 1 đèn LED
- Giải pháp chiếu sáng cho nhà bếp, phòng ăn