Cha đẻ của đèn LED phàn nàn rằng ông bị lãng quên
Posted by admin at 23 Tháng Tư, at 09 : 24 Sáng
Nick Holonyak Jr, người phát hiện loại LED đỏ năm 1962. Ảnh chụp năm 2010. Ảnh:news.illinois.edu. |
Năm 1962, Nick Holonyak Jr. là người phát hiện loại điốt phát quang, hay LED (Light Emitting Diode) màu đỏ. Trong nhiều năm, Nick Holonyak Jr cùng các đồng nghiệp đều cho rằng ông xứng đáng nhận được giải Nobel với nghiên cứu này.
Giải Nobel Vật lý 2014 được công bố hôm 7/10 tôn vinh phát minh các điốt phát quang xanh dương tạo ra nguồn ánh sáng trắng tiết kiệm năng lượng và sáng hơn. LED xanh dương có thể kết hợp với loại đỏ và xanh lá để tạo ra ánh sáng trắng. Đây được coi là giải pháp thay thế các loại bóng đèn sợi đốt truyền thống với tính năng hiệu quả hơn.
Theo Holonyak, bản thân ông và phát minh năm 1962 đã bị phớt lờ. Câu hỏi mà ông đặt ra là, tại sao LED xanh dương được công nhận, trong khi loại điốt phát quang đầu tiên thì không.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP, giáo sư 85 tuổi cho rằng loại LED xanh dương có thể sẽ không bao giờ xuất hiện nếu không có nghiên cứu của ông và các cộng sự trong những năm đầu của thập niên 60. Phát minh LED xanh dương được thực hiện trên cơ sở tiếp nối quá trình tiến hóa bắt đầu từ LED đỏ, mở đường cho sự ra đời của màn hình tivi, máy tính hay điện thoại thông minh sau này.
Trong nhiều năm qua, ông đã nghĩ mình sẽ không bao giờ nhận được giải Nobel và chấp nhận điều đó. “Giờ thì tôi già rồi. Nhưng tôi vẫn thấy điều này thật đáng hổ thẹn”, nhà nghiên cứu đã nghỉ hưu của Đại học Illinois cho hay.
Những phản hồi trên của Holonyak không đồng nghĩa với việc đánh giá thấp công trình của ba nhà khoa học nhận giải Nobel năm nay. Nhưng ông tin rằng phát minh LED xanh dương không thể tách rời loại LED ban đầu. “Tôi nghĩ rằng điều đó không công bằng với họ”, Holonyak nhắc đến những người nghiên cứu loại LED đỏ từ ngày đầu tiên.
Theo Delaina Amos, giáo sư của Đại học Louisville (Mỹ), LED xanh dương đáng được tôn vinh và phát minh của Holonyak cũng vậy. “Tôi nghĩ rằng công trình nghiên cứu của ông ấy (Holonyak) mang tính nền tảng và rất xứng đáng”, bà nhận định.
Giải thưởng Nobel Vật lý 2014 dành cho ba nhà khoa học là Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura. Trong khi công bố, Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển đề cập ngắn gọn đến nghiên cứu của Holonyak.
Thùy Linh (Theo AP)
- Xem bố cách cục đèn LED siêu nghệ thuật của một nghệ sĩ Nhật
- Showroom trang trí bằng đèn LED lên báo Mỹ
- Đèn LED được lắp trong hầm chui 100 tỷ ở Sài Gòn
- Giải pháp chiếu sáng cho nhà bếp, phòng ăn
- Đèn Chùm Trang Trí cổ điển nhưng hiện đại
- Đèn LED nghệ thuật bên cầu sông Hàn thơ mộng
- Hà Nội lần đầu làm đường với hệ thống đèn LED lắp mới toàn bộ
- Tương lai đèn LED sẽ bị thay thế bằng đèn sợi đốt?
- Choáng với ga tàu điện ngầm lộng lẫy như cung điện
- Đèn LED ứng dụng trong thiết kế kiến trúc nghệ thuật
- Giày Led thông minh tự động phát sáng khi nhảy
- Đèn LED công nghệ chiếu sáng thân thiện môi trường
- Bóng đèn LED sẽ lập kỷ lục tuổi thọ chiếu sáng
- Những ổ bánh mì đèn LED cho chủ nhà yêu nấu nướng
- Trang trí nhà bếp sống động với công nghệ LED
- Bóng đèn LED có tuổi thọ 37 năm, dùng liên tục 12 giờ mỗi ngày
- Các gia đình tại Việt Nam thích thú với đèn LED
- Hoa cúc cắt cành Đà Lạt lớn nhanh nhờ đèn LED
- Đèn Led Panel sự lựa chọn hoàn hảo cho các văn phòng trung tâm thương mại
- Đèn LED – Cơ hội, thách thức ở Việt Nam